Máy quét mã vạch bán hàng nào là tốt nhất dành cho doanh nghiệp cửa hàng của bạn

Ngày nay, khi đến bất kì cửa hàng doanh nghiệp hay siêu thịn nào, bạn cũng không còn xa lạ với một loại máy cầm trên tay của các chị thu ngân, đó là máy quét mã vạch bán hàng.

Ngoài công dụng chính là đọc, mã hóa các thông tin dưới dạng mã vạch được dùng trong quản lý hàng hóa, tài sản, con người, máy quét mã vạch (hay còn gọi máy đọc mã vạch) ngày nay đã được cải tiến hơn nhiều về mức độ tiện dụng, kiểu dáng thiết kế lẫn phương thức hoạt động nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người sử dụng.

Xem thêm: 6 lỗi bạn thường gặp ở các máy quét mã vạch và cách khắc phục

MegaTech VietNam mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Từ đó bạn sẽ biết Máy quét mã vạch bán hàng nào là tốt nhất cho bạn.

Tuy nhiên, trong vô số thiết bị nhỏ gọn và hiện đại đó, làm sao để chọn được thiết bị tốt nhất cho mình. Để lựa chọn chiếc máy quét mã vạch phù hợp nhất, trước hết, bạn nên xem xét đến nhu cầu sử dụng của mình. Để biết chính xác nhu cầu của mình, bạn trả lời cho các câu hỏi như:

máy quét mã vạch bán hàng

máy quét mã vạch bán hàng

Bạn sử dụng máy quét mã vạch cho môi trường làm việc nào?

  • Quy mô không gian làm việc như thế nào?
  • Có sử dụng thường xuyên hay không?
  • Loại mã vạch nào bạn cần quét?
  • Nó hoạt động như thế nào
  • Có kết nối với nguồn PC (máy tính chủ) hay không?

Sau khi đã biết chính xác nhu cầu của mình,  bạn chỉ cần tham khảo về ứng dụng cũng như thông sô, ưu điểm của từng loại máy để có thể đưa ra những lựa chon tốt nhất cho mình.

Sau đây, mavach24h.vn sẽ trình bày những thông tin về các loại máy quét mã vạch bán hàng để bạn có thể có lựa chọn chính xác cho mình: 

Máy quét mã vạch đơn tia 

Với một cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán đồ lưu niệm, siêu thị, shop thời trang… với quy mô nhỏ, lượng khách ra vào không quá nhiều và liên tục. Bạn có thể sử dụng một máy đọc mã vạch bán hàng đơn tia với chế độ cầm tay quét linh hoạt, cơ động hoặc có thể đặt lên chân đế cho chế độ quét rảnh tay.

Ưu điểm của loại này là nhỏ gọn, tiện dụng, linh hoạt và giá cả tương đối thấp. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của những cửa hàng vừa và nhỏ. Một số dòng máy chúng tôi có thể gợi ý cho bạn đó là: Datalogic QW2100, Datalogic Gryphon I GD4100, Motorola Symbol LS1203-HD, Motorola Symbol LS2208, Honeywell Voyager 1200g, Honeywell Voyager 1250G, Honeywell Hyperion 1300G..

Xem thêm: Dòng máy quét mã vạch Honeywell và những ưu điểm vượt trội

Máy quét mã vạch đa tia

Bạn cần một máy quét cho siêu thị hoặc cửa hàng với lưu lượng khách lớn, ra vào thường xuyên thì nên dùng một đầu đọc mã vạch đa tia. Với cấu trúc nhiều tia laser đan chéo nhau có thể nhận dạng mã vạch và quét khi bất kì tia nào tiếp xúc với mã vạch, khiến cho việc quét mã vạch trở nên vô cùng nhanh chóng. Thích hợp cho những nơi có lượng khách hàng đông và liên tục. Một số dòng máy phổ biến, chất lượng hiện nay đó là: Datalogic Magellan 2200VS, Datalogic Magellan 2300HS, Motorola Symbol LS7708, Motorola Symbol LS9208i, Motorola Symbol LS9203i, Honeywell MS7820, Honeywell MK7120 Orbit…

Máy quét mã vạch không dây

Với ứng dụng đầu đọc mã vạch trong môi trường kho bãi, mã vạch được dán trên những thùng hàng nặng, không tiện di chuyển đến nơi để máy quét kết nối bằng dây với máy tính. Bạn có thể sử dụng loại máy quét mã vạch không dây. Với việc kết nối bằng wifi hay bluetooth bạn có thể cầm máy quét đi đến bất kì nơi nào trong kho bãi (trong giới hạn khoảng cách quét của loại máy quét mà bạn dùng) để quét mã sản phẩm.

Thật là tiện lợi, không mất nhiều sức lực và thời gian cho việc di chuyển hàng hóa của bạn. Thông thường những những sản phẩm từ nước ngoài thường có mã 2D, bạn cần xem xét kỹ vấn đề này trước khi lựa chọn một máy quét, nếu là một mã vạch 2D thì bạn cần dùng một máy quét mã vạch 2D để có thể quét được những mã vạch bạn cần. Máy quét mã vạch không dây thông dụng: Datalogic Gryphon GBT4100-HC, Motorola Symbol LI4278, Motorola Symbol LS3578-ER, Honeywell Voyager 1202G, Honeywell 3820…

Xem thêm: Máy quét mã vạch không dây giá rẻ

Máy quét cầm tay

Được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, shop thời trang để thực hiện quét mã vạch tại quầy thu ngân. Dạng cầm tay có thể sử dụng công nghệ laser hoặc CCD hay quét ảnh tuyến tính. Thông thường là máy quét mã vạch 1D (1 chiều) và một số máy quét mã vạch công nghệ cao hơn thì có thể quét được mã vạch 2D (2 chiều).

Đa số các máy quét mã vạch cầm tay thường kèm theo chân đứng và giá đỡ, với chế độ quét rảnh tay. Máy quét mã vạch bán hàng cầm tay có thể có 2 loại có dây và không dây, thường có giá thành rẻ nhất trong các chủng loại máy quét mã vạch.

– Ưu điểm: Gọn, nhẹ, thuận tiện cho các cửa hàng vừa và nhỏ. Có thể di chuyển khi quét các vạch ở xa.
– Nhược điểm: Tốc độ quét chậm, với máy quét 1D cần điều chỉnh máy quét nằm ngang so với mã vạch mới có thể đọc được. Máy quét mã vạch không dây cầm tay thì có thể dễ dàng quét mã vạch các sản phẩm cồng kềnh, khó di chuyển nhưng dễ xảy ra mất hoặc máy quét, vì vậy cần bảo quản tốt khi sử dụng.

Chi tiết hơn xem tại: Sự khác nhau giữa máy quét mã vạch cầm tay và máy quét mã vạch để bàn

Mỗi loại máy quét mã vạch đều có cách sử dụng và phương pháp hoạt động khác nhau. Do đó, hãy căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị bạn mà chọn ra kiểu máy thích hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?