Sự khác nhau giữa máy quét mã vạch cầm tay và máy quét mã vạch để bàn

Máy quét mã vạch hiện nay là một vật vô cùng phổ biến và mang lại lợi ích rất nhiều cho các cửa hàng, siêu thị. Hiện nay cũng có rất nhiều loại máy quét mã vạch đến từ nhiều hãng khác nhau có công nghệ quét khác nhau, tốc độ khác nhau, và nhiều loại khác nhau.

Bạn có thể dùng loại máy quét mã vạch để bàn hoặc loại cầm tay, có dây hoặc không dây? Nhưng có thể bạn không biết máy quét mã vạch loại cầm tay và để bàn có gì khác nhau và chọn cái nào tiện dụng hơn.
Về mặt hình ảnh, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng được sự khác nhau của máy quét mã vạch cầm tay và máy quét mã vạch cố định để bàn. Vì máy để bàn sẽ có chân đế còn máy cầm tay thì không. Tuy nhiên, để hiểu rõ công dụng và cách sử dụng khác nhau của 2 loại máy quét này. Chúng ta hãy cùng mavach24h.com tìm hiểu qua bài viết sau.

  1. Máy quét mã vạch để bàn

Máy quét mã vạch để bàn thường là những đầu đọc mã vạch 2D sử dụng chùm sáng laser nên có khả năng đọc nhanh, thuận tiện hơn. Có thể quét lên tới 2.000 lần/giây, quét đa hướng. Có chế độ nghỉ, chờ khi không sử dụng.

Máy quét mã vạch để bàn: thường được sử dụng trong các siêu thị, trung tâm thương mại với lưu lượng khách hàng lớn. Là loại quét mã vạch 2D (2 chiều), sử dụng chùm tia sáng laser với tốc độ cao,

Máy quét mã vạch để bàn gồm máy quét mã vạch để bàn thông thường, máy quét mã vạch âm bàn hoặc máy quét mã vạch âm bàn kết hợp cân trọng lượng (sử dụng cho các cửa hàng rau quả, thực phẩm, chưa phổ biến ở Việt Nam).

– Ưu điểm: Quét nhanh, đọc đa chiều nên chỉ cần đưa sản phẩm qua là có thể đọc được mã vạch. Tránh gây ra mệt mỏi cho nhân viên thu ngân. Giúp khách hàng đỡ phải đợi lâu.

– Nhược điểm: Thường là để cố định nên không di chuyển được nên nếu khi cần quét hàng hóa ở xa sẽ cồng kềnh khó di chuyển. Thường có giá thành cao hơn so với máy quét cầm tay.

Ví dụ :  Máy đọc đa tia để bàn MS 3780

Đặc tính Giá trị
Nguồn sáng: Diode Laser nhìn thấy được 650 nm
Độ sâu trường quét: 25 mm – 279 mm (1” – 11”) cho mã vạch 0.33 mm (13 mil) được thiết lập mặc định
Độ rộng trường quét: 30 mm (1.2”) @ 25 mm (1″); 150 mm (5.9”) @ 280 mm (11”)
Độ rộng vạch nhỏ nhất: 0.127 mm (5 mil)
Tốc độ quét: 1333 dòng/giây, quét đa tia; 67 dòng/giây, quét 1 tia

 

Xem thêm: Các loại máy quét mã vạch

2. Máy quét mã vạch cầm tay

Được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, shop thời trang để thực hiện quét mã vạch tại quầy thu ngân. Dạng cầm tay có thể sử dụng công nghệ laser hoặc CCD hay quét ảnh tuyến tính. Thông thường là máy quét mã vạch 1D (1 chiều) và một số máy quét mã vạch công nghệ cao hơn thì có thể quét được mã vạch 2D (2 chiều).

Đa số các máy quét mã vạch cầm tay thường kèm theo chân đứng và giá đỡ, với chế độ quét rảnh tay. Máy quét mã vạch cầm tay có thể có 2 loại có dây và không dây, thường có giá thành rẻ nhất trong các chủng loại máy quét mã vạch.

– Ưu điểm: Gọn, nhẹ, thuận tiện cho các cửa hàng vừa và nhỏ. Có thể di chuyển khi quét các vạch ở xa.
Nhược điểm: Tốc độ quét chậm, với máy quét 1D cần điều chỉnh máy quét nằm ngang so với mã vạch mới có thể đọc được. Máy quét mã vạch không dây cầm tay thì có thể dễ dàng quét mã vạch các sản phẩm cồng kềnh, khó di chuyển nhưng dễ xảy ra mất hoặc máy quét vì vậy cần bảo quản tốt khi sử dụng.

Giới thiệu máy quét :

Máy đọc mã vạch Cipherlab 1166

– Công nghệ quét: Laser
-:- Tính năng đặc biệt: Làm việc liên tục 39 giờ hoặc 28.000 lần quét với 1 lần sạc pin
-:- Mã vạch quét được:
-:- Tốc độ quét: 100 scan/s
-:- Điều khiển: Nút bấm
-:- Chế độ rảnh tay: Không
-:- Adaptor (cục nguồn): Điện áp: 5 volts +/- 10%
-:- Cổng kết nối: RS232 / Keyboard wedge / USD HID

Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn có thể chọn cho mình một chiếc máy quét mã vạch hợp lý.

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?