Mã vạch UPC và mã vạch EAN. Sự giống và khác nhau

Mã vạch hiện nay đã không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Thế nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ và  biết hết về nó hay chưa?

Bài viết hôm nay MegaTech Việt Nam cung cấp cho bạn thêm những thông tin về loại công nghệ đã xuất hiện ở khắp mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về mã vạch UPC và mã vạch EAN giống và khác nhau như thế nào?

 Mã số hàng hóa là gì?

Mã số mã vạch hàng hóa hay còn gọi là “Article Number Code” là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên, trong đó nó thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được máy in mã vạch  in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.

Mã số hàng hóa nó được cấu tạo như thế nào?

Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:
Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thé kỷ XX cho đến nay.

Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number).

Tìm hiểu thêm: các loại mã vạch

UPC và EAN kí hiệu là gì?

UPC-A: các mã vạch phổ biến nhất ở Mỹ. ngày 03 tháng tư năm 1973: ngành công nghiệp tạp hóa chính thức thiết lập mã sản phẩm như mã vạch tượng trưng tiêu chuẩn cho sản phẩm đánh dấu, và UPC là tượng trưng mã vạch đầu tiên áp dụng rộng rãi. UPC-A dựa trên đề xuất của George J. Laurer, IBM. Một UPC-A mã vạch là mã vạch khách hàng Mỹ sẽ tìm thấy trên hầu như tất cả người tiêu dùng tốt trên các kệ hàng của một siêu thị địa phương, cũng như sách, tạp chí và báo. UPC-A mã vạch thường là mã vạch bạn cũng sẽ tìm thấy trên toàn thế giới trên đĩa CD.

EAN-13: một của UPC-A sử dụng quốc tế. Tháng 12 năm 1976: sau khi chấp nhận các đặc điểm kỹ thuật ban đầu của UPC, George J. Laurer thêm một chữ số mười ba để cho phép xác định nước sản xuất và làm cho thế giới UPC rộng, EAN- 13 được sinh ra. EAN-13 là một siêu của UPC-A: một UPC- Một biểu tượng là một biểu tượng EAN-13 với các chữ số hệ thống số đầu tiên thiết lập là 0, ví dụ như UPC-A mã “0 75678 16412” là như nhau hơn EAN-13 dạng “00 75678 16412”.

Tìm hiểu thêm: Mã vạch Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn

So sánh mã vạch UPC và EAN

Để dễ hiểu hơn MegaTech xin so sánh một ví dụ cụ thể ( hình ảnh phía dưới) ta  thấy cả 2 mẫu này đều mã hoá cho dãy số 0 75678 16412 và cả 2 ký hiệu này giống hệt nhau, điểm khác biệt duy nhất chính là dãy số 075678 ở ký hiệu UPC-A sẽ được diễn đạt thành 0075678 ở ký hiệu EAN-13.

Giải thích ký hiệu: 

Trước hết ta phải có nhận định rằng, khi nhìn vào ký hiệu UPC hoặc EAN thì con số nằm sau cùng là ký số kiểm tra (check digit) tính chính xác của toàn bộ ký hiệu. Ta không có ý định mã hoá con số 5 cuối cùng này, nhưng khi ta mã hoá dãy số 075678 16412 thì phần mềm dùng để mã hoá sẽ tính toán mã kiểm tra và tự động chèn nó vào ở vị trí cuối cùng tính từ trái sang phải (ở đây là con số 5).

UPC-A: Là ký mã vạch chuẩn của loạt mã vạch UPC (gồm nhiều version), nó còn có tên gọi là UCC 12.

Ở Bắc Mỹ và Canada, tất cả các sản phẩm buôn bán lẻ đều phải có UPC-A. Mã số trên sản phẩm được mã hoá bằng UPC-A được chia làm 2 phần mà máy quét có thể quét độc lập với mỗi phần. Theo ví dụ trên đây thì 2 phần này gồm :
0 75678 : Là phần bắt buộc và độc nhất, có tính pháp lý, trong đó dãy số 75678 là mã số của nhà sản xuất. Doanh nghiệp phải xin phép được cấp mã này ở tổ chức UCC (Uniform Code Council). Mã số này là độc nhất và từ lúc được cấp, tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp này đều phải có mã UPC trong đó có chứa mã doanh nghiệp (75678).

Khi cần truy cứu thông tin của sản phẩm, chỉ cần biết được 5 con số này là có thể biết được xuất xứ của sản phẩm : nó nằm ở đâu ? Hoa kỳ hay Canada ? tên công ty là gì ? Đây chính là trở ngại của mã UPC vì nó chỉ lưu hành được ở Bắc Mỹ.


Con số 0 đứng trước mã số công ty (75678) biểu thị rằng đây là sản phẩm thông dụng trên thị trường.

Vì lẽ các sản phẩm thông dụng trên thị trường có rất nhiều nên không thể cứ mỗi sản phẩm là 1 con số được nên UCC qui định con số 0 là dành cho những sản phẩm chung chung và ngoài con số 0 ra, UCC còn chỉ định thêm con số 6 và 7 cũng dành cho các mặt hàng chung chung. Nếu đây là con số 3, thì người ta hiểu ngay đó là sản phẩm về thuốc men, y tế v.v… Ký số đầu tiên của mã UPC được gọi là ký số hệ thống số (Number system digit).

16412 : Là phần tùy ý cho công ty sử dụng để gán cho sản phẩm của mình mà không cần phải hỏi ý kiến của UCC.Vì nhà sản xuất thường chế tạo nhiều sản phẩm nên mỗi loại sản phẩm của họ cần phải được gán 1 mã số để họ quản lý. Và mã số đó chính là mã số này với điều kiện mã này không được trùng lặp với mã công ty của họ và phải độc nhất cho mỗi sản phẩm của họ.

Mã UPC-A gồm 12 ký số, không mã hoá được ký tự, nhưng khi mã hoá ta chỉ cần mã hoá đủ 11 ký số đầu, ký số cuối cùng là ký số kiểm tra sẽ được phần mềm tự động thêm vào.

UPC-A đầu tiên được thiết kế để sử dụng trong ngành thực phẩm (xem Lịch sử barcode) nhưng sau đó chính phủ Hoa kỳ ứng dụng nó cho các sản phẩm buôn bán lẻ, lưu thông trên thị trường với mục đích theo dõi sản phẩm và tính tiền trong bán lẻ.

EAN-13: Là bước cải tiến của UPC-A, nó là chuẩn trong loạt mã EAN. Bằng cách thêm 1 ký số nữa vào trong 12 ký số của UPC-A, người ta đã tạo ra mã EAN-13. Chính vì nó xuất phát từ UPC-A nên khi mã hoá EAN-13 bằng 12 ký số, ký hiệu thu được sẽ giống hệt như ký hiệu của UPC-A cũng mã hoá cùng 12 ký số đó như ta thấy ở hình bên trên

. Tuy nhiên mã EAN-13 được cấu thành bởi 13 con số nên khi mã hoá thiếu, nó sẽ tự động thêm các con số 0 đứng trước dãy số cần mã hoá sao cho đủ 12 con số rồi cuối cùng phần mềm sẽ tính toán để chèn vào con số thứ 13 là ký số kiểm tra ở cuối cùng của dãy số. Chính vì vậy 0 75678 16412 5 của UPC sẽ trở thành 00 75678 16412 5 của EAN.

Và như vậy khi chuyển từ mã UPC-A qua mã EAN-13 cũng chẳng có gì thay đổi ngoại trừ ý nghĩa của ký số hệ thống số. Toàn bộ các ký số hệ thống số trong mã UPC sẽ được chuyển đổi thành mã quốc gia Hoa kỳ và Canada trong mã EAN (từ 00 – 13):

Xem thêm : cấu tạo mã số mã vạch 

Chính vì lẽ này, người ta nói EAN-13 chính là “Superset” của UPC-A. Điều này có nghĩa là ta có thể chuyển từ UPC -> EAN, nhưng điều ngược lại sẽ không đúng vì EAN-13 mã hoá đến 13 con số, nếu chuyển đổi ngược lại thành UPC-A chỉ có 12 con số thì mã số của công ty và mã của sản phẩm sẽ bị sai lệch.

Tóm lại, EAN-13 chính là UPC-A đã được cải tiến với mã quốc gia được thêm vào nhằm mục đích để có thể quản lý hàng hoá trên toàn cầu và công dụng của EAN cũng chính là công dụng của UPC, chủ yếu cho các sản phẩm sản xuất với mục đích tiêu dùng buôn bán lẻ. Chính vì điều này, EAN trở nên gần gũi với chúng ta hơn là các loại barcode khác.

( Xem thêm: Hướng dẫn in mã vạch )

Tại sao các doanh nghiệp phải đăng ký mã số – mã vạch

Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.

Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian trong giao dịch  mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp mã số – mã vạch cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?