Mã số mã vạch Việt Nam và hệ thống tiêu chuẩn mã số mã vạch

Công nghê mã vạch đã có từ rất lâu và xuất hiện ở khắp ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa có nhiều hiểu biết về lịch sử hay là các tiêu chuẩn của nó như thế nào?

 Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin vô cùng hữu ích và chi tiết để bạn có thể hiểu thêm về loại công nghệ này. 

 1. Mã vạch là gì?

Mã vạch là sự biểu diễn thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.  Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin hàng hóa sản phẩm bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy đọc mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch được máy in mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Thiết bị này thường có một nguồn sáng kèm theo với thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch sản phẩm , rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, công nghệ mã vạch càng ngày càng phát triển, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

 

Xem thêm: Những điều cần biết về mã vạch 

2. Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam

a.Tổ chức mã số mã vạch thế giới

Từ những năm 1970, mã vạch đã được đưa vào áp dụng lần đầu tiên tại một cửa hàng tự chọn ở Mỹ, giúp nhận dạng vật phẩm và tính tiền một cách nhanh chóng, chính xác và đã đem lại hiệu quả cao.

Năm 1973, một tổ chức MSMV đầu tiên đã được thành lập, có tên gọi là Hội đồng mã thống nhất UCC (viết tắt của tên tiếng Anh là Uniform Code Council), nhằm tiêu chuẩn hóa và phổ biến áp dụng MSMV trong đa ngành công nghiệp tại Mỹ và Canađa. Tuy nhiên, mã số do tổ chức UCC quy định chỉ có thể giúp nhận dạng vật phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh vật phẩm, không xác định được nguồn gốc quốc gia nơi sản xuất ra vật phẩm.

Năm 1977, do nhu cầu thực tế buôn bán và giao nhận sản phẩm hàng hóa, một tổ chức khu vực mới đã ra đời, đó là Hội mã số vật phẩm Châu Âu, có tên viết tắt là EAN (Erropean Article Numbering Association), với các sáng lập viên đầu tiên từ mười hai nước thuộc Châu Âu. Họ đã nghiên cứu cải tiến mã sản phẩm đa năng của tổ chức UCC (UPC- Universal Product Code) và thiết lập Hệ thống mã số vật phẩm EAN của Châu Âu. Hệ thống mã số EAN sau đó được chấp nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, không chỉ trong khuôn khổ khu vực Châu Âu, nên năm từ 1984 tổ chức EAN trở thành hệ thống quốc tế, có tên gọi là EAN quốc tế (EAN International).

Nhờ kết quả của chương trình hợp nhất nêu trên, từ tháng 2 năm 2005, EAN quốc tế đã kết hợp cả Mỹ và Canada để trở thành một hệ thống thực sự mang tính chất toàn cầu và đã đổi tên thành GS1. Cho đến nay, hệ thống MSMV và các tiêu chuẩn thương mại của GS1 đang là công cụ phục vụ cho việc phân định và thu thập, trao đổi thông tin kinh doanh của hơn 1.000.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, thuộc đủ các ngành kinh tế, từ hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát tới giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng v.v.

b. Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam(GS1 Việt Nam) 

GS1 Việt Nam là tổ chức MSMV quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế từ tháng 5/1995 và được cấp đầu mã số quốc gia GS1 là 893.

GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế; đại diện cho GS1 để triển khai Hệ thống GS1 tại Việt Nam. GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ MSMV trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, cũng như ứng dụng MSMV cho trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI).

Hiện nay, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động MSMV được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học & Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và nội dung quản lý nhà nước được tuân thủ theo Quyết định số 45/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 27/3/2002 “Về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về MSMV và cơ quan quản lý nhà nước về MSMV” và Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý MSMV”

Tham khảo thêm: Các loại mã số mã vạch

3. Hệ thống tiêu chuẩn mã số mã vạch 

Hệ thống tiêu chuẩn mã số mã vạch có thể chia làm năm nhóm tiêu biểu như sau:

Tiêu chuẩn về các loại mã vạch :

Là các tiêu chuẩn qui định yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mã vạch (vật mang dữ liệu), được thống nhất áp dụng chung để thể hiện các loại mã số GS1. Ví dụ các loại mã vạch GS1 gồm: mã vạch EAN 13; EAN 8; ITF 14; EAN/UCC 128; RS …;

Tiêu chuẩn về các loại mã số:

Là các tiêu chuẩn qui định yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mã số GS1. Ví dụ các loại mã số GS1 gồm: mã địa điểm toàn cầu GLN; mã thương phẩm toàn cầu GTIN; mã contenơ vận chuyển theo xêri SSCC; mã tài sản toàn cầu GRAI & GIAI; mã quan hệ dịch vụ toàn cầu GSRN và Nhãn hậu cần EAN (EAN Logistic Label)…

Tiêu chuẩn về các gói tin điện tử (e-comerce messages):

Là các tiêu chuẩn về cấu trúc các gói tin trao đổi dữ liệu bằng điện tử (EDI). Ví dụ các tiêu chuẩn e-comerce của GS1 gồm bộ tiêu chuẩn EANCOM và tiêu chuẩn GS1/XML.

 Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu (global networks):

Là các tiêu chuẩn về cơ sở dữ liệu sản phẩm và các bên, về trao đổi và truyền dữ liệu, ví dụ mạng Đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu (GDSN) và mạng Mã điện tử sản phẩm toàn cầu (EPC Global). Ví dụ các tiêu chuẩn về mạng của GS1 gồm: Tiêu chuẩn mô tả sản phẩm GDSN; tiêu chuẩn mã EPC (Electronic Prroduct Code); Tiêu chuẩn về thẻ RFID Thế hệ 2 (RFID Tag Generation two); Phân loại sản phẩm…;

Tiêu chuẩn về thương mại qua điện thoại di động (Mobile Commerce).

Tham khảo thêm : Top các máy quét mã vạch giá rẻ đáng mua

Nếu bạn quan tâm và đang có nhu cầu về các sản phẩm hay thiết bị về mã số mã vạch. Vui lòng truy cập trang web : Mavach24h.vn của chúng tôi. Megatech Việt Nam đảm bảo cung cấp các thiết bị  chính hãng, chế độ bảo hành tốt nhất Việt Nam.

Hãy để MegaTech đồng hành cùng thành công của bạn!!.

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?