Quản lý hàng hóa bằng công nghệ mã vạch

Quản lý hàng hóa bằng công nghệ mã vạch 

Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa ngày càng  nhiều. Với sự phát triển hàng hóa phong phú như hiện nay, rất cần một công nghệ hiện đại giúp quản lý hàng hóa được dễ dàng. Công nghệ mã vạch là một sự phát triển hợp lý cho vấn đề này.

Trong các trường hợp để tiện cho việc quản lý hàng hóa người ta sử dụng mã vạch như một công cụ vô cùng hiệu quả.
Quá trình di chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất qua kênh trung gian là siêu thị, cửa hàng để đến đích cuối cùng là người tiêu dùng. Một quá trình phân phối như vậy gồm 3 giai đoạn:

Quản lý hàng hóa bằng công nghệ mã vạch

Quản lý hàng hóa bằng công nghệ mã vạch

Giai đoạn 1: Từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ

Trước khi ra khỏi phạm vi nhà máy các sản phẩm sẽ được gắn một mã vạch còn được gọi là barcode, mã vạch như một giấy phép lưu thông đối với sản phẩm. Loại mã vạch được sử dụng cho sản phẩm tại đầu ra thường là EAN hoặc UPC trong đó EAN là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nhãn mã vạch được tạo ra trong giai đoạn này thường có số lượng rất lớn và do đó được in bằng các loại máy in mã vạch công nghiệp hoặc các loại máy in nhãn .

 Giai đoạn 2: Sản phẩm tại kênh bán lẻ

Sản phẩm sau khi được nhà sản xuất dán nhãn mã vạch sẽ được đi đến các điểm bán lẻ để tiêu thụ. Tại đây, các chủ siêu thị hoặc cửa hàng sẽ nắm được xuất xứ của từng sản phẩm thông qua mã vạch được in trên các sản phẩm đó.

Một lần nữa các nhà bán lẻ lại dùng mã vạch để phân loại hàng hoá, định giá cả nhằm mục đích để quản lý và tính tiền chính xác và nhanh chóng. Loại mã vạch được sử dụng trong trường hợp này gọi là mã vạch cục bộ. Thường người ta dùng EAN-13 hoặc Auto-128 để làm barcode cục bộ cho các sản phẩm tiêu dùng.

Giai đoạn 3: Sản phẩm đến người tiêu dùng

Sau khi được siêu thị đặt mã vạch cục bộ, hàng hóa sẽ được trưng tại các quầy phù hợp và người tiêu dùng sẽ lựa mua hàng hóa và thanh toán tại quầy tính tiền. Hệ thống tính tiền cho khách hàng tại các siêu thị bao gồm:

1.Máy quét mã vạch

Nhằm mục đích đọc mã vạch trên các món hàng một cách mau lẹ. Nhân viên tính tiền chỉ cần cầm sản phẩm hướng phần mã vạch về máy quét mã vạch và hệ thống máy tính sẽ nhận diện được sản phẩm . Máy quét mã vạch sẽ tự động đọc mã vạch trên các món hàng mà không cần biết đến chiều hướng của ký hiệu barcode như thế nào.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng máy đọc mã vạch đúng cách 

Lợi ích từ việc sử dụng máy quét mã vạch

 Hiệu suất cao

Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.

– Chính xác tuyệt đối

với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.

– Thông tin nhanh nhạy 

Máy đọc mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.

 

2. Phần mềm bán hàng và tính tiền

Là loại phần mềm CSDL chuyển đổi mã vạch được quét thành mã sản phẩm, từ đó biết được tên của sản phẩm, xuất xứ của nó cũng như giá tiền mà siêu thị hay cửa hàng đã niêm yết trên món hàng.
Phần mềm bán hàng này thường do siêu thị hay cửa hàng tự viết lấy để phù hợp với yêu cầu thực tế của công ty.

3. Máy in hoá đơn (Receipt Printer)


Là 1 thành phần trong một hệ thống gọi là POS (Point Of Sales). Máy in hoá đơn được chế tạo nhằm mục đích in hoá đơn bằng giấy in mã vạch . Tức là loại giấy cuộn có khổ nhỏ cỡ khoảng từ 76mm – 80mm vừa đủ để in ra danh sách các món hàng và giá cả. Có thể in được nhiều Ply và cắt giấy tự động sau khi in để giao cho khách hàng một cách mau lẹ.Nếu ta không có những thiết bị chuyên dùng đặc thù cho mô hình của một trung tâm thương mại thì ta không thể nào giải quyết được nhu cầu mua sắm của khách hàng và như vậy sẽ dẫn đến việc hiệu quả bán hàng bị kém đi.

4. Màn hình hiển thị giá (Customer Display)

Nếu bạn phải ở vào vị trí “tính tiền” cho khách hàng như hình bên cạnh bạn sẽ hiểu được Customer Display dùng để làm gì ? Còn nếu bạn là người đi mua sắm và đứng ở bên ngoài quầy tính tiền thì bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu cô thu ngân cứ âm thầm tính toán ở trong quầy và giao cho bạn 1 hoá đơn mà bạn không được hài lòng lắm ? “Tiền bạc” là phải “sòng phẳng” và Customer Display chính là giải pháp.

Nó được kết nối với máy tính hoặc máy in để hiển thị giá cả các món hàng mà khách phải trả, ngoài ra nó còn nhiều công dụng khác nữa như hiển thị tin nhắn, thông báo v.v… Sự có mặt của Customer Display càng làm cho các điểm, các trung tâm bán hàng thêm trang trọng.

Giai đoạn 4:  Khi đổi trả, bảo hành sản phẩm

Giả sử khi bạn mua sản phẩm xong, bạn phát hiện có những sai xót hoặc cần đổi trả ngay mặt hàng thì bạn có thể đem sản phẩm tới nơi cần mua. Nhân viên sẽ check mã vạch và bạn không cần các giấy tờ phực tạp khác,…

 

Đơn vị cung cấp tất cả sản phẩm của Giải pháp công nghệ mã vạch

Bạn hãy đến ngay với Megatech, để đươc phục vụ một cách nhiệt tình và tốt nhất.

Truy cập mavacvh24h.vn hoặc liên hệ ngay 0932 719 168 để biết thêm thông tin chi tiết nhất!!

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?