Phân loại các loại máy quét mã vạch quang học theo nhiều tiêu chí

 Hướng dẫn phân loại các loại máy quét mã vạch quang học theo các tiêu chí khác nhau

Có rất nhiều loại máy quét mã vạch quang học trên thị trường hiện nay khiến người tiêu dùng phân vân, không biết loại nào phù hợp với mình. Mavach24h.vn sẽ mang lại cho các bạn những thông tin cần thiết. Chúng tôi giúp bạn phân biệt các loại máy quét mã vạch theo nhiều tiêu chí để bạn có sự lựa chọn đúng đắn và dễ dàng hơn.

Phân theo cấu tạo các loại máy quét mã vạch quang học

Tùy theo môi trường sử dụng và cách thức sử dụng mà các nhà chế tạo ra máy quét barcode có nhiều chủng loại barcode scanner khác nhau như dạng cầm tay, dạng để bàn, dạng không dây, dạng đũa, dạng đọc thẻ mã vạch, dạng kéo thẻ v.v… Dưới đây là 1 số dạng scanner thông dụng:

phân loại máy quét mã vạch quang học

phân loại máy quét mã vạch quang học

1. Dạng máy quét cầm tay (Handheld Scanner):

Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính. Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2D có thể quét được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường. Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner.

Xem chi tiết hơn tại: Máy quét mã vạch cầm tay giá rẻ chất lượng

2. Dạng máy quét mã vạch để bàn  hay để quầy (In-counter Scanner):

Dạng  máy quét mã vạch để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.

3. Dạng Desktop (Desktop scanner):

Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Dạng Desktop thường chỉ quét được barcode 1-D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chính có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.


4. Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu:

Là loại máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng. Tốc độ quét của loại này lên đến trên 1000 scans/second. Dạng máy quét dùng để đọc thẻ, phiếu, tài liệu có hình thức rất đa dạng. Có loại có kích thước lớn có chân đứng nhưng cũng có loại nhỏ gọn để bàn có thể xoay được v.v…
Có thể sử dụng loại máy quét này ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership)

5. Dạng máy quét không dây 

Loại máy quét không dây gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn mà ta không thể “bê” nó về quầy tính tiền được. Thí dụ: quét mã vạch trên 1 cái …”tủ lạnh”. Chắc chắn ta phải dùng loại scanner này vì ta không thể mang tủ lạnh đến quầy tính tiền được.

6. Dạng máy quét công nghiệp (Industrial Barcode Scanner)

Dạng máy quét công nghiệp dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Từ đó biết được chính xác số lượng, mã mặt hàng của mỗi sản phẩm, tiết kiệm được nhân lực và thời gian dùng để kiểm tra sản phẩm. Dạng này có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho như hình bên phải. Khi đó mỗi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng

7. Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader)

Dạng kéo thẻ barcode cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.

Phân loại theo công dụng

1/ Linear Barcode Scanner (Máy quét barcode tuyến tính hay 1-D):

Quét được các loại barcode 1-D thông dụng và 1 số không thông dụng. Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Linear Scanner quét được bao nhiêu loại barcode 1-D cần phải tra cứu ở sách hướng dẫn sử dụng, điều này có nghĩa là có 1 số loại ký hiệu barcode 1-D mà máy không quét được.

2/ 2-D Barcode Scanner (máy quét barcode 2-D):

Còn gọi là Barcode Imager là loại máy quét hay máy đọc mã vạch 2-D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v… và lẽ dĩ nhiên cũng có thể đọc được các loại mã vạch 1 chiều. Barcode Imager có thể là loại cầm tay hoặc để bàn như trong siêu thị thường dùng.

Máy quét mã vạch 2D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Chính vì vậy, khi quét loại mã vạch 1-D bằng Máy quét mã vạch 2D, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào cũng được, trong khi đó nếu dùng máy quét 1D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Đó cũng là lý do các siêu thị lớn thường chọn máy quét để bàn 2D để quét tính tiền các món hàng cho mau lẹ.

Muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0932.719.168 !

 

 

 

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?