Nhà hàng – bar – cafe

GIẢI PHÁP BÁN HÀNG BẰNG MÃ VẠCH Ở NHÀ HÀNG – BAR – CAFE

Bạn đã có bí quyết chế biến các món ăn uống ngon và thuê được địa điểm kinh doanh tuyệt vời? Giờ là lúc nghĩ đến quy trình và chất lượng phục vụ khách hàng. Bởi vì ngoài chất lượng món ăn, một phong cách phục vụ nồng ấm, chuyên nghiệp sẽ biến khách hàng trở nên một người bạn của nhà hàng của bạn.

1. Quản lý danh mục sản phẩm

Trước khi nhập hàng, chúng ta cần quản lý danh mục hàng hóa, bao gồm các thông tin về tên mặt hàng, giá nhập, giá xuất, nhà phân phối… Để tiện quản lý hàng hóa, chúng ta nên phân nhóm hàng hóa theo một số thông số ví dụ như nhóm thịt gia súc, thịt gia cầm, nhóm cá, nhóm đồ uống… Việc chia nhỏ thành các nhóm sản phẩm giúp chúng ta quản lý thông tin thuận tiên hơn.

Cũng như các mặt hàng khác, bạn nên dùng mã quản lý và mã vạch để sử dụng trong việc in mã vạch phục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng tiện lợi.

2. Nhập hàng và định lượng món

Khi nhập hàng về chúng ta nhất định phải có thông tin về mặt hàng, số lượng và đơn giá. Chúng ta cũng không thể bỏ qua tên nhà cung cấp và số tiền đã thanh toán (nếu như có công nợ).

Thông thường với nhà hàng, quán cà phê và bar, chúng ta nhập hàng theo một đơn vị và xuất hàng theo một đơn vị tính khác. Ví dụ khi nhập chúng ta thường nhập bằng kg và xuất hàng là theo đĩa, ly… Vì vậy phải có một phép toán giúp chúng ta định lượng được môt đơn vị xuất sẽ quy đổi ra bao nhiêu thành phần và định lượng của chúng trong đơn vị nhập.

3. Quy trình tiếp đón và phục vụ khách hàng

Quy trình đón và phục vụ trong nhà hàng, quán cà phê đặc biệt quan trọng, nó quyết định tới cảm tình của khách hàng đối với nhà hàng của bạn. Khi khách hàng bước chân tới nhà hàng, họ sẽ cảm nhận thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của bạn trước khi thưởng thức các món ăn, đồ uống.

Bạn sẽ thiết kế quy trình bao gồm đón tiếp, xếp đặt vị trí (nếu cần) cho khách hàng, hỏi khách hàng dùng thực đơn nào, chuyển đơn hàng vào bộ phận chế biến ra sao và kết thúc đơn hàng như thế nào.

Nếu nhà hàng của bạn có nhiều khu vực, đặc biệt nếu nhiều tầng thì việc sử dụng các phương tiện điều khiển là vô cùng cần thiết. Một hệ thống máy tính bảng chẳng hạn, sẽ giải quyết vấn đề truyền thông giữa bộ phận tiếp nhận và bộ phận chế biến một cách nhanh chóng mà không phải di chuyển.

4. Kiểm soát hàng tồn trong kho

Bạn luôn phải chú ý đến lượng hàng hóa còn lại trong kho để điều chỉnh xuất nhập hàng. Hàng tồn cũng có thể nằm trong nhà bếp hay lên bàn sẵn (mà chưa bán). Ở đây chúng tôi khuyến nghị bạn nên dùng một phần mềm bán hàng chuyên nghiệp để kiểm kê hàng tồn liên tục

5. Quản lý các công nợ và dòng tiền mặt

Khi nhập, xuất hàng, có thể phát sinh các công nợ. Nếu không thống kê được các công nợ, chúng ta sẽ khó khăn trong việc xác định được hiệu quả kinh doanh và giải quyết các công nợ. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn quản lý vấn đề này ở mọi thời điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?