Mã vạch 2 chiều là gì? Cấu trúc của ma trận mã vạch 2 chiều QR là gì?
Mã vạch thông thường (một chiều) đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày từ nhiều năm nay. Với khả năng mã hóa thông tin tốt, đơn giản, có độ chính xác cao, mã vạch đã xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một trong những ứng dụng dễ thấy nhất mà bạn hay gặp là việc mã hóa và thanh toán tiền nhanh gọn với nhiều mặt hàng khác nhau ở siêu thị.
Tuy vậy, khi cuộc sống phát triển, các tiêu chuẩn về mã vạch cũng phát triển theo. Tiêu chuẩn mới về mã vạch đòi hỏi phải lưu trữ được nhiều thông tin hơn, in ra được trong diện tích nhỏ hơn, có thời gian xử lý nhanh hơn … Do vậy năm 1994, Denso Wave (thuộc Toyota) đã phát minh ra mã vạch hai chiều QR Code (Quick Response). QR Code ban đầu được phục vụ cho công việc sản xuất ô tô với khả năng mang nhiều dữ liệu mã hóa hơn, độ dung lỗi cao hơn và thời gian quét nhanh hơn.
Sau đó, khi các ứng dụng sử dụng QR Code trên điện thoại thông minh (smart phone) xuất hiện thì QR Code dần được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực. Vậy mã vạch 2 chiều là gì? Cấu trúc của ma trận mã vạch 2 chiều QR là gì?
Mã vạch 2 chiều (Mã QR) xuất phát từ “Quick Response”, trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã
Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera (camera phone) ở Nhật.
Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động.
Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét mã vạch, ảnh (scanner) để thu dữ liệu.
Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000.
Cấu trúc của ma trận mã vạch 2 chiều QR gồm: Hoa văn định vị, vùng dữ liệu và Mô – đun.