Cửa hàng sách

GIẢI PHÁP BÁN HÀNG BẰNG MÃ VẠCH CHO CỬA HÀNG SÁCH

Giải pháp bán hàng cho một hệ thống kinh doanh bao giờ cũng bao gồm cả những vấn đề kinh tế lý thuyết lẫn các kinh nghiệm, từ vấn đề nguồn vốn, chiến lược sản phẩm, địa điểm kinh doanh, rủi ro đến các vấn đề con người, kinh nghiệm trong lĩnh vực của chủ kinh doanh. Ở đây, chúng tôi chỉ xin trình bày sơ lược về quy trình bán hàng và giải pháp tối ưu quy trình này với các thiết bị mã vạch

Quy trình bán hàng

–  Quản lý danh mục hàng hóa

–  Nhập hàng

–  Xuất hàng

–  Kiểm kê hàng trong kho

–  Quản lý các công nợ và dòng tiền

Quản lý danh mục hàng hóa

Trước khi nhập hàng, chúng ta cần quản lý danh mục hàng hóa, bao gồm các thông tin về tên mặt hàng, giá nhập, giá xuất, nhà phân phối… Để tiện quản lý hàng hóa, chúng ta nên phân nhóm hàng hóa theo một số thông số ví dụ như nhóm hàng hóa nhà bếp, mỹ phẩm, sữa…

Chắc lẽ chúng ta sẽ thống nhất rằng việc ghi danh mục sản phẩm này lên giấy là bất khả thi, bởi số lượng hàng hóa cho một đơn vị kinh doanh là rất nhiều, thực hiện theo biện pháp này sẽ không thể quản lý, chỉnh sửa, thêm bớt các mặt hàng theo ý muốn. Do đó, ý tưởng ban đầu và cũng là phương pháp hữu hiệu bậc nhất được nhiều người ưa chuộng đó là quản lý danh mục này trên phần mềm excel. Nếu bạn chưa hiểu rõ về phần mềm này, hãy nhờ sự tư vấn của một người có chuyên môn, bạn sẽ nhận ra được tính năng ưu việt của nó để ứng dụng nó và việc quản lý thông tin các mặt hàng

Bạn cũng có thể sử dụng một phần mềm bán hàng để quản lý các chức năng cao cấp hơn có thể không được lâp trình trong excel. Những phần mềm như vậy sẽ giúp các thao tác của chúng ta tự nhiên hơn, tiết kiệm thời gian và nhanh chóng hơn.

Bạn lưu ý rằng để tránh việc khó phân biệt các tên sản phẩm, hoặc tên sản phẩm quá dài, chúng ta nên (rất cần thiết) đặt mã cho các sản phẩm.

Nhập hàng

Khi nhập hàng về chúng ta nhất định phải có thông tin về mặt hàng, số lượng và đơn giá. Chúng ta cũng không thể bỏ qua tên nhà cung cấp và số tiền đã thanh toán (nếu như có công nợ). Chúng ta sẽ có hai cách để nhập hàng:

Cách thứ nhất, chúng ta sẽ nhập tên sản phẩm kèm theo thông tin của nó trên excel hoặc phần mềm. Thông thường các phần mềm sẽ có chức năng gợi ý, ví dụ khi bạn gõ từ “dép” thì phần mềm sẽ hiện lên danh mục gồm “dép da bitis”, “dép nhựa Thành Công”… để bạn chọn nhanh.

Cách thứ hai, chúng ta sẽ dùng máy quét mã vạch quét lên sản phẩm, khi đó các thông tin như tên gọi, giá cả, nhà cung cấp…(trừ thông tin về số lượng nhập hàng) sẽ tự động được đưa ra. Như vậy với máy quét mã vạch chúng ta tiết kiệm đáng kể thời gian và đặc biệt, giữ được sự thoải mái cho một ngày làm việc vất vả. Với các sản phẩm chưa có mã vạch, bạn cần quy định mã vạch cho nó, in ra và dán lên bề mặt sản phẩm. Về vấn đề quản lý mã vạch, mời bạn tham khảo tại chuyên mục phần mềm mã vạch

Xuất hàng

Tương tự như quá trình nhập hàng, khi xuất hàng chúng ta cũng cần ghi rõ các thông tin: tên sản phẩm, số lượng và đơn giá.

Với việc bạn đã chuẩn bị mã vạch cho các sản phẩm trong kho, việc xuất hàng giờ đây trở nên vô cùng nhanh chóng: Bạn chỉ cần dùng
 máy quét quét lên mã vạch của sản phẩm thì đơn giá và 

các thông tin phụ trợ sẽ hiện lên. Việc duy nhất bạn cần làm thêm là ghi số lượng xuất cho mỗi sản phẩm.

Kiểm kê hàng trong kho

Hàng tồn kho là kết quả của hai quá trình nhập hàng và xuất hàng. Nếu dùng phần mềm excel thì bạn có thể xây dựng các hàm thống kê số lượng sản phẩm, tổng giá trị nhập hàng và xuất hàng…Nếu dùng phần mềm bán hàng thì các chức năng này được lập trình sẵn và bạn có thể theo dõi mọi thống kê một cách thuận tiện.

Tuy nhiên, số lượng hàng thực tế trong kho có thể sai lệch so với số lượng trong sổ sách hay phần mềm. Công việc kiểm kê hàng hóa thường làm cho chúng ta rất mệt mỏi vì lặp đi lặp lại một thao tác. Càng muốn kiểm soát chặt chẽ chúng ta càng phải kiểm kê nhiều lần. Giải pháp mã vạch sẽ giúp bạn bớt đi rất nhiều sự mệt mỏi này. Khi bạn quét mã vạch sản phẩm trong kho, các thông tin sẽ được lưu lại và khi nhập vào phần mềm, nó sẽ thống kê số lượng theo từng mặt hàng cho bạn. Tất cả công việc bạn cần làm là cầm máy và quét lên mã vạch sản phẩm!!!

Quản lý các công nợ và dòng tiền mặt

Để quản lý công nợ và dòng tiền mặt tốt, cách hay nhất là bạn dùng một phần mềm bán hàng. Một phần mềm bán hàng cơ bản sẽ có chức năng quản lý này và sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và công sức.

 

 

 

 

 

Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?