Ứng dụng công nghệ mã vạch hoặc mã QR trên bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân
Công nghệ mã vạch đang dần len lỏi vào bất kì khía cạnh nào của cuộc sống và bất kì đồ vật nào của chúng ta. Bạn có bao giờ nghĩ đến việc chúng ta sẽ áp dụng công nghệ mã vạch lên việc làm bằng lái xe hoặc chứng minh thư.
Hiện nay, khi dân số ngày càng phát triển, việc quản lý chứng minh thư, bằng lái xe, thông tin của mọi người trở lên ngày càng khó khăn. Vì vậy, một ý tưởng mới của các chuyên gia mã vạch đó là sử dụng máy in mã mạch in mã vạch hoặc mã QR để hiệu quả công việc tăng lên, giảm thời gian và đồng thời giảm căng thẳng trong công việc.
Vì sao nên in mã vạch hoặc mã QR trên bằng lái xe, CMND
Mẫu mới có nhiều ưu điểm bởi sự nhỏ gọn, bảo mật cao hơn và được hỗ trợ bằng ngôn ngữ tiếng Anh, dễ dàng sử dụng tại nước ngoài.
Công tác quản lý bằng lái và người lái cũng có nhiều tiến bộ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để lưu trữ lịch sử bằng người lái xe, giúp thống nhất dữ liệu và dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
Khi in thêm mã vạch vào dưới số hiệu bằng lái thì thời gian và sai sót sẽ giảm đi rất nhiều, hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt, giảm thời gian và đồng thời giảm căng thẳng trong công việc.
Chi phí in thêm mã vạch không quá lớn. Cũng với ý tưởng trên, số chứng minh thư tới đây, cần nghiên cứu hỗ trợ ngay việc ứng dụng công nghệ mới trong tương lai băng việc in thêm các ký hiệu mã vạch hoặc mã QR. Việt Nam chưa đủ tiền để gắn chíp vào thẻ nhưng in mã vạch thì không quá tốn kém.
Xem thêm: Mã vạch là gì và ý nghĩa của mã vạch
Tại sao nên dùng công nghệ mã vạch thay vì công nghệ nhận dạng kí tự OCR
Mặc dù ngày nay, công nghệ nhận dạng ký tự (OCR) đã phát triển rất mạnh nhưng so với mã vạch hoặc các loại mã khác, OCR có tốc độ chậm hơn rất nhiều và sai số cũng lớn hơn.
OCR đòi hỏi phải có ánh sáng đầy đủ và người sử dụng phải đặt các chữ cái tương đối chuẩn (đúng tiêu cự) thì phần mềm mới nhận dạng đúng và phụ thuộc cả vào bộ font chữ in.
Trong khi đó, máy quét mã vạch rẻ hơn (nếu chỉ sử dụng loại máy quét mã vạch kiểu siêu thị), phần mềm nhận dạng chính xác hơn ngay cả khi sử dụng camera của điện thoại (nếu sử dụng ứng dụng trên điện thoại).
Việc in thêm mã vạch hoặc mã QR không phải để tăng tính bảo mật (vì các mã này thì ai cũng in được) mà để hỗ trợ công tác số hoá và nhập liệu.
Sử dụng mã vạch hoặc mã QR trên bằng lái xe, CMND như thế nào?
Trên bằng lái xe hiện nay chỉ có số hiệu bằng nhưng không có mã vạch hoặc bất cứ loại mã nào. Do đó, khi cần tra cứu thông tin bằng lái, người thực hiện công tác tra cứu phải gõ tay vào màn hình rất mất thời gian, không thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhập liệu như máy đọc mã vạch, máy đọc mã QR (viết tắt từ “Quick Response”, tạm dịch là “Mã phản hồi nhanh”) .
Ngày nay, với sự phổ cập nhanh chóng của các loại điện thoại cảm ứng, điện thoại thông minh… giá thành của các thiết bị nhập liệu (máy quét) đã giảm rất nhiều.
Giả sử sau này hoặc có thể không lâu nữa, cảnh sát hoặc thanh tra giao thông khi kiểm tra bằng lái của một người trên đường. Họ có thể dùng ứng dụng chuyên của bộ giao thông, lấy thông tin bằng lái đối chiếu với cơ sở dữ liệu của bộ giao thông, thì họ sẽ phải gõ tay số bằng lái vào màn hình điện thoại hoặc máy kiểm tra. Việc làm này tốn thời gian và dễ gây sai sót.
Rõ ràng, chỉ cần in thêm mã vạch vào dưới số hiệu bằng lái thì thời gian và sai sót sẽ giảm đi rất nhiều, hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt, giảm thời gian và đồng thời giảm căng thẳng trong công việc.
Xem thêm: Mã vạch 2 chiều là gì? Cấu trúc của ma trận mã vạch 2 chiều QR là gì?
Một số hạn chế
Mặc dù hiện nay, việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhập liệu và các ứng dụng như vừa kể trên chưa phổ biến.
Tốn một khoản chi phí của nhà nước.
Xem thêm: Top 5 máy in mã vạch giá rẻ
Điều này sẽ kích thích các nhà phát triển ứng dụng độc lập, sáng tạo ra các ứng dụng sử dụng các mã đó. Nhờ vậy nó sẽ tác động ngược lại tới việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Qua thời gian, bộ mã chuẩn quốc gia (và có thể các ứng dụng chuẩn) sẽ được hình thành