Cách lựa chọn mực in mã vạch tốt nhất cho máy in mã vạch của bạn
Bạn đang chuẩn bị tìm nhà cung cấp ribbon mực in mã vạch, hay là bạn là người lần đầu sử dụng mực in mã vạch, mực in tem nhãn, bạn không biết mực in mã là gì, hình dáng như thế nào, cách chọn mua như thế nào là phù hợp với nhu cầu sử dụng mà bạn đang cần.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mực không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường với giá rẻ thấp hơn nhiều so với mực chính hãng lại gây cho bạn nhiều tổn thất nghiêm trọng. Cụ thể là với những loại mực không chính hãng, mực in mã vạch hay bị chết nhanh hơn sau một thời gian dùng không hết, mực nhanh bị phai làm cho các thiết bị đọc mã vạch không nhận dạng được mã vạch,…chưa kể đến việc, khi dùng mực in không chất lượng còn làm cho hỏng đầu máy in của bạn (do mực chứa nhiều cặn, dầu,…)
Sau đây, mavach24h.vn sẽ cung cấp cho các bạn 6 yếu tố để có thể lựa chọn được loại mực in mã vạch tốt nhất:
1. Độ Dài Ribbon
Độ dài tương đương với đường kính lớn nhất của cuộn. Tất cả máy in đều có một giá trị đường kính lớn nhất.
– Datamax E-Class: 361″ (110 meters)
– Datamax I-Class: 1968″ (600 meters)
– Datamax M-Class: 1476″ (450 meters)
– Datamax W-Class: 1509″ (460 meters)
2. Độ rộng ribbon
Chỉ nên lớn hơn độ rộng tem một khoảng nhỏ (bao gồm phần rìa) để bảo đảm sự an toàn cho đầu in nếu ta in ribbon bằng y giấy in mã vạch thì hai mép rìa phần giấy và ribbon không tiếp xúc hoàn toàn làm nhanh hư, nhanh mòn đầu in và đầu in mã vạch thì bằng 30-50% giá máy điều nầy ai ai cũng biết . Có một số công ty còn chơi khá ác là bán cái máy in thì rẻ lắm nhưng đầu in thi đắc vô cùng vì lý do thương mại
nên tôi không dám nói ra. Nếu không tin các bạn thử hỏi giá máy TSC TTP 244 plus 203 dpi và giá đầu in của nó xem.
Luôn bảo đảm ribbon lớn hơn giấy in từ 1/8” đến 1/4”. Ví dụ, một tem nhãn rộng 2.5 thì yêu cầu
độ rộng ribbon là 3 inch. Có một số nhà mua hàng rất tinh khôn. Khi hỏi mua máy in mã vạch họ hỏi giá đầu in luôn là bao nhiêu?
3. Mặt mực (IN or OUT):
Bề mặt phủ mực “IN” hoặc “OUT” không thể thay thế cho nhau, nhưng phụ thuộc vào dạng của Ribbon Supply Hub. Máy in Datamax sử dụng dạng Ribbon Supply Hub là IN. Máy Zebra sử dụng dạng ink outside, Sato là ink inside…
4. Ribbon type:
– Wax là loại ribbon có giá thấp nhất và được sử dụng khi yêu cầu về độ bền không được đưa ra. Sử dụng tốt với các loại tem nhãn có phủ hoặc không phủ chất liệu giấy. Thường được sử dụng để in tem vận chuyển, tem giá hoặc những ứng dụng khác sử dụng ở môi trường trong nhà.
– Wax/Resin là loại ribbon có giá cao hơn Wax, nhưng mẫu in có khả năng chịu được việc cào xóa và dính bẩn, và có thể chống lại một số hóa chất nhẹ. Đây là lựa chọn tốt nhất để in giấy vải, tem vải và màng phim, và thích hợp để sử dụng ngoài trời trong thời gian ngắn.
– Resin là loại ribbon có giá cao nhất, nhưng chất lượng in bền và chịu được hầu hết các loại hóa chất. Đây là lựa chọn tốt nhất khi in trên các chất liệu tổng hợp như polyester, polyme .v..v.
Xem thêm: Các loại mực in tốt nhất dành cho máy in mã vạch
5. Kích Thước Lõi Ribbon:
Xem xét đường kính lõi cho loại máy in mã vạch đang sử dụng. Họ hay nói lõi 0.5 inches hay lõi 1 inch. Một số náy yêu cầu ribbon phải có xẻ rãnh hai đầu.
– Datamax E-Class: 0.5 inches (13mm).
– Datamax I-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
– Datamax M-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
– Datamax W-Class: 1.010” ± .006” (25.6 mm ± .2 mm)
Kiểm tra chắc chắn rằng ribbon được thiết kế phù hợp với loại máy in hiện có như một vài lõi đặc biệt phù hợp vừa khít với hệ cơ chuyển ribbon.
Xem thêm: Top các máy quét mã vạch giá rẻ đáng mua
6. Khả năng chịu ánh sáng của ribbon:
Bản in được kiểm tra dưới nắng để kiểm tra cho yêu cầu độ bền thực tế, màu đen rất bền khi phơi nắng, độ nhật thay đổi không đáng kể trong 6 tháng. Ribbon màu bị nhạt nhiều hơn, ít hơn 1 tuần. Tuy nhiên, các loại và kiểu của ribbon resin chịu được nắng tới 1 năm. Ribbon màu xanh, đỏ, trắng, vàng. Ribbon Wax, Ribbon Wax Resin, Ribbon Resin, máy in mã vạch, tem nhãn mã vạch, đầu in mã vạch, decal mã vạch.