Máy in mã vạch công nghiệp và sự khác nhau giữa máy in mã vạch công nghiệp nặng và nhẹ.

Máy in mã vạch công nghiệp và sự khác nhau giữa máy in mã vạch công nghiệp nặng và nhẹ.

Ngày nay, việc ứng dụng mã vạch trong quản lý sản phẩm, dịch vụ đã trở nên rất phổ biến bởi sự tiện ích và thông minh mà nó mang lại. Chỉ bằng những dãy ẩn số được quy định sẵn trước đó trong mã vạch, khi tích hợp vào hàng hóa, sẽ mang đến khả năng kiểm soát và quản lý dễ dàng, giúp người bán hàng nắm rõ hàng hóa xuất, nhập, hàng tồn kho, tuổi thọ hàng để đưa ra các chiến lược buôn bán sao cho phù hợp. Do đó, không ai có thể phủ nhận ưu điểm trên cả tuyệt vời của mã vạch trong kinh doanh, sản xuất.

Trong sản xuất công nghiệp các tem nhãn mã vạch là một phần tất yếu. Mang nhiều yếu tố quan trọng trong việc sản xuất. Có thể coi tem nhãn mã vạch như một phần không thể thiếu trong các quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Chỉ bằng những dãy ẩn số được quy định sẵn trước đó trong mã vạch, khi tích hợp vào hàng hóa, sẽ mang đến khả năng tích hợp và quản lý dễ dàng giúp người bán hàng nắm rõ hàng hóa xuất, nhập, hàng tồn kho.

Do đặc tính công nghiệp cần phải sử dụng với một tần suất lớn. Yêu cầu cao về in ấn liên tục. Các máy in mã vạch công nghiệp cũng phải đáp ứng được nhu cầu in cao. Các máy in mã vạch công nghiệp được xếp hạng là một dòng máy in riêng.

1.Máy in mã vạch là gì? 

Để chế tạo mã vạch, bạn cần đầu tư trước hết là một chiếc máy in. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in với những chủng loại, giá thành và thương hiệu khác nhau với cấu tạo và tính năng khác nhau. Điều này dễ làm người dùng lầm tưởng rằng loại nào cũng như loại nào. Về cơ bản, sự lầm tưởng ấy không sai bởi chức năng và nhiệm vụ chính của máy in là dùng để in ấn. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách dùng máy in giấy thông thường để in mã vạch.

Giải pháp này có ổn không? Và có mang lại hiệu quả cũng như tiết kiệm ngân sách như nhiều doanh nghiệp áp dụng không? Bài viết dưới đây MegaTech Việt Nam sẽ đề cập đến vấn đề này, nhằm giúp người dùng có cái nhìn rõ hơn về máy in mã vạch chuyên dụng và máy in thường (hay còn gọi là máy in laser).


Máy in mã vạch là một loại máy in chuyên dụng, thường được kết nối với máy tính, như một thiết bị ngoại vi để in mã vạch. Các máy in này thường được hỗ trợ bằng phần mềm để người dùng lựa chọn kiểu dáng nhãn mã vạch, nội dung kèm theo, độ phân giải, loại và kích thước mã vạch cần in.

Máy in mã vạch theo hai phương pháp: Sử dụng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in, hoặc dùng nhiệt làm nóng chảy sáp (wax) hoặc nhựa (resin) trên ru băng (ribbon) để tạo ra vệt in.

Xem thêm : Giới thiệu máy in mã vạch 

2. Như thế nào gọi là máy in mã vạch công nghiệp

Các máy in công nghiệp được thiết kế đặc biệt có thể sử dụng giấy in mã vạch với cuộn giấy lớn hơn nhiều lần so với các dòng máy in thông thường. Chúng tạo ra một phân khúc riêng biệt trong nghành sản xuất máy in mã vạch.

Về cơ bản máy in mã vạch công nghiệp cũng giống như các máy in mã vạch thông thường. Chúng vẫn được coi như một thiết bị ngoại vi để in mã vạch. Những loại máy in hầu như đều được phụ trợ bằng phần mềm để người sử dụng chọn lựa nội dung kèm theo, độ phân giải, kiểu nhãn mã vạch, kích thước và loại mã vạch cần in.

3. Đặc điểm

Đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp không phải là một chuyện dễ dàng. Máy in mã vạch công nghiệp được thiết kế cho nhu cầu khối lượng in tem nhãn lớn . Các máy in có khả năng in ở độ phân giải cao hơn để tạo ra bất kỳ nhãn có kích thước nào. Thiết kế chắc chắn họ làm cho họ hoàn toàn phù hợp cho kho bãi và nhà máy sản xuất.

Tốc độ nhanh, phân giải cao: Tốc độ in lên tới 304mm/s. Thỏa mãn được mong muốn in nhãn liên tiếp nhiều giờ của lĩnh vực công nghiệp..

Độ bền cao: Được thiết kế với khung nhôm đúc đảm bảo trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chống trọ được sự khắc nghiệt của môi trường công nghiệp. Có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp.

Dễ dàng sử dụng, thay thế: Màn hình LCD phía trước giúp đọc dễ dàng, dùng máy đơn giản nhờ mã hóa các chỉ báo bằng màu sắc. Sơ đồ lắp ruy băng (ribbon) và giấy được chạm nổi trên máy. Dễ dàng tháo lắp đầu in (có thể được thay đổi trong vòng chưa đầy 5 phút), ruy băng (ribbon), giấy in.

Kết nối: Giao diện kết nối tiêu chuẩn cho phép dễ dàng tích hợp với bất kỳ hệ thống nào.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Hướng dẫn sử dụng phần mềm bartender cho máy in mã vạch 

4. Thông số kỹ thuật:

– Độ phân giải (resolution): Là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài. Thông thường sẽ có đơn vị tính là dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét.
– Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem nhãn. Công nghệ in có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
– In nhiệt trực tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in nhưng sẽ giảm tuổi thọ đầu in vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem. Thêm vào đó, giấy cảm nhiệt rất dễ trầy xước vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc, com tem sẽ bị hư hỏng vì xuất hiện những đường rạch màu đen.
– In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra được nâng cao, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hơn là dùng giấy cảm nhiệt.

5. Sự khác nhau giữa máy in mã vạch công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

Việc phân loại máy in mã vạch chủ yếu được dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải là chính. Để lựa chọn máy in phù hợp với ứng dụng của khách hàng, khách hàng phải hiểu rõ chất liệu cần in, số lượng và chất lượng tem in trong ngày.

Ngoài máy in mã vạch để bàn gọn nhẹ, thuận tiện cho các cửa hàng, siêu thị nhỏ thì các lĩnh vực công nghiệp khác cần sử dụng máy in mã vạch chuyên dụng cho công nghiệp. Trong đó bao gồm máy in mã vạch công nghiệp nhẹ và máy in mã vạch công nghiệp nặng. 2 loại này khác nhau như thế nào?

Nói riêng dòng máy in mã vạch công nghiệp chúng cũng được chia làm 2 loại khác nhau. Tuy có khá nhiều điểm tương đồng nhưng chúng được nhắm đến những đối tượng khác nhau trên thị trường.
Dòng máy in có bề ngoài ở mức hơi to. Lớp vỏ thường nắp phủ làm bằng nhựa plastic có khối lượng tổng thể ở mức trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ. Đây là dòng máy in công nghiệp nhẹ..

Máy có thiết kế to, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Đây là dòng máy in công nghiệp nặng. Dòng máy in này có thể hoạt động với tần suất cao gần như 24/24. Mà hầu như không gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào cả.

Cụ thể hơn:

 Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ:

+ Máy in hơi to, thường có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải và hỗ trợ độ dài giấy lên tới 150 mét. Thường dùng trong môi trường kho vận, siêu thị lớn hoặc dùng cho chính phủ.
+ Ví dụ như: Máy in mã vạch INTERMEC PD41, Zebra ZT230, Zebra ZT410, Sato CL-408, Sato CL-412…

Máy in mã vạch công nghiệp nặng:

+ Kích thước máy in to hơn, khung sườn chắc chắn được cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in hàng loạt cực kỳ lớn.
+ Ví dụ: Máy in mã vạch RFID ZEBRA R110Xi4, Máy in mã vạch ZEBRA 110Xi4, Zebra 140Xi4, Zebra 170Xi4, Sato LM408E…
+ Giá thành loại này thường cao hơn nhiều so với máy in mã vạch công nghiệp nhẹ.
Tags :

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về máy soi mã vạch hiện nay
Máy quét Honeywell chính hãng, giá tốt nhất thị trường
Mua máy quét mã vạch đa tia ở đâu uy tín?
Máy scan mã vạch là gì? Có tốt không?